Điều gì gây ra tóc nhờn ngay sau khi gội đầu?
Người ta thỉnh thoảng thấy rằng tóc của họ xuất hiện nhờn ngay sau khi gội đầu. Có một số lý do cho thấy tại sao điều này có thể xảy ra.
Tóc bết đầy dầu mỡ một cách thường xuyên có thể là do sự sản xuất quá mức của tuyến bã nhờn, đôi khi có thể cho thấy một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào đó.
Tuy nhiên, cách mọi người gội đầu hay chăm sóc tóc, cũng như loại sản phẩm chăm sóc tóc họ sử dụng cũng có thể là nguyên nhân.
Bài viết này xem xét các nguyên nhân có thể, các mẹo điều trị và phòng ngừa, và khi nào bạn nên gặp Bác sĩ.
Nguyên nhân làm tóc nhờn sau khi gội đầu
Tóc quá nhiều nhờn có thể là do tình trạng tăng tiết bã nhờn, đó là một tình trạng da tương đối phổ biến. Khi đó các tuyến bã nhờn tạo ra dầu dư thừa, hoặc bã nhờn, làm cho da và da đầu bị bết dầu.
Hầu hết những người tiết nhiều bã nhờn không có bất kỳ vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào. Tuy vậy, một số người cũng có thể đang có một bệnh lý mạn tính nào đó, chẳng hạn như mất cân bằng hormone.
Loại tóc mà một người đang sở hữu cũng có thể ảnh hưởng đến việc tóc họ trở nên nhờn như thế nào. Tóc thẳng hoặc mịn có nhiều khả năng bị nhờn hơn tóc xoăn hoặc tóc dày. Điều này là do bã nhờn từ da đầu có thể dễ dàng bao phủ toàn bộ sợi tóc nếu nó thẳng hoặc mỏng.
Nếu bạn là người có tóc dầu đang sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc chứa dầu hoặc sáp hoặc nếu bạn không làm sạch tóc một cách cẩn thận sau khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc thì chúng có thể gây ra sự tích tụ dầu, tế bào da và mồ hôi trên tóc. Điều này có thể làm cho tóc bị bết nhờn sau khi tắm gội.
Dầu cũng có thể đến từ các vật dụng mà bạn sử dụng trên tóc thường xuyên, chẳng hạn như:
- Khăn tắm
- Bàn chải tóc hoặc lược
- Mũ và khăn quàng cổ
Những vật phẩm này có thể thấm bã nhờn từ da đầu khi được sử dụng thường xuyên. Sử dụng mà không giặt chúng giữa các lần gội đầu có thể dẫn đến tóc trở nên bị bết dầu nhanh hơn.
Một số bằng chứng cho thấy các yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tóc và da đầu. Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy ô nhiễm không khí gây ra tình trạng da đầu bết nhờn ở những người sống ở thành phố, đi cùng với các vấn đề khác của da đầu như ngứa và gàu.
Chế độ ăn uống cũng có thể góp một phần trong việc sản xuất bã nhờn dư thừa. Theo tài liệu năm 2016, sữa và chế độ ăn uống nhiều đường có thể ảnh hưởng đến hormone androgen làm tăng lượng bã nhờn do da tạo ra.
Nếu các mảng vảy xuất hiện, một người có thể bị viêm da tiết bã. Viêm da tiết bã là một tình trạng da phổ biến và có thể gây ra các mảng có vảy và gây nhờn trên da và da đầu. Các mảng vảy có thể gây ngứa hoặc bỏng nóng và có thể bong ra.
Điều trị tóc bết dầu sau khi gội đầu
Điều trị tóc bết dầu có thể phụ thuộc vào các nguyên nhân cơ bản. Quản lý lượng dầu quá mức hoặc thay đổi thói quen chăm sóc tóc có thể giúp ích cho việc này.
Những người có mái tóc thẳng hoặc mịn bị bết dầu nhanh chóng vì vậy họ có thể cần gội đầu hàng ngày để loại bỏ dầu dư thừa. Thỉnh thoảng sử dụng dầu gội làm sạch sâu (clarifying shampoo) có thể giúp loại bỏ lượng dầu dư thừa tích tụ trên da đầu và tóc.
Sử dụng các sản phẩm có chứa trà xanh có thể giúp kiểm soát tóc nhờn. Một nghiên cứu năm 2016 đã tìm thấy ảnh hưởng của một loại thuốc bổ tóc chứa trà xanh trên tóc nhờn ở 20 người tham gia khỏe mạnh. Sau 28 ngày sử dụng, những người sử dụng thuốc bổ tóc chứa trà xanh giảm đáng kể dầu trên da đầu so với giả dược và so với thuốc bổ tóc không chứa trà xanh. Các tác động tích cực có thể là do dược chất trong trà xanh tác động lên việc sản xuất androgen.
Một số người có thể được hưởng lợi từ dầu gội có chứa chất hoạt động bề mặt anion. Các chất hoạt động bề mặt giúp liên kết bã nhờn và nước, cho phép nước và dầu gội loại bỏ dầu thừa khi gội đầu. Những chất hoạt động bề mặt anion thường dùng bao gồm:
- Laureth Sulfate
- Lauryl sulfate
- Sarcosines
- Sulfosuccinates
Tuy nhiên, các chất diện hoạt anion này cũng có thể làm khô tóc, có thể làm tăng nguy cơ gãy. Những người bị khô, dễ bị hư hỏng hoặc tóc nhuộm có thể cần một loại dầu gội nhẹ hơn.
Ngăn ngừa tóc bết dầu sau khi gội đầu
Mọi người có thể thấy các mẹo sau đây hữu ích để ngăn ngừa tóc nhờn sau khi gội đầu:
- Nếu có thể, hãy gội da đầu mỗi ngày một lần hoặc ít thường xuyên hơn cho những người có mái tóc dễ bị hư hỏng
- Sử dụng dầu gội làm sạch sâu và dầu xả nhẹ, tránh thoa dầu xả lên chân tóc
- Tránh các sản phẩm tạo kiểu tóc chứa dầu có trọng lượng phân tử cao hoặc sáp, vì những sản phẩm này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bết dầu và gây tích tụ trên tóc và da đầu.
- Thường xuyên làm sạch bàn chải tóc, lược, khăn tắm, vỏ gối, và mũ trùm đầu
- Hãy thử các thay đổi chế độ ăn uống, chẳng hạn như chế độ ăn uống có lượng đường thấp, và theo dõi xem liệu điều này có làm giảm sản xuất bã nhờn?
Khi nào gặp bác sĩ
Nếu tình trạng tăng tiết bã nhờn không cải thiện với các phương pháp điều trị tại nhà, mọi người có thể gặp bác sĩ da liễu để điều trị thêm và kiểm tra xem họ có bất kỳ vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào không, chẳng hạn như mất cân bằng hormone.
Mọi người cũng có thể xem xét việc gặp một chuyên gia dinh dưỡng nếu họ nghĩ rằng chế độ ăn uống đóng vai trò trong sản xuất dầu quá mức.
Tóm tắt
Tóc bết dầu sau khi gội đầu có thể là do qui trình chăm sóc tóc chưa đúng hoặc tình trạng sản xuất bã nhờn quá mức hoặc ảnh hưởng các yếu tố môi trường hoặc các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn.
Mọi người có thể ngăn tóc bị nhờn nhanh chóng bằng cách sử dụng một loại dầu gội làm sạch sâu và các sản phẩm chăm sóc tóc nhẹ, không gây nhờn. Nếu phương pháp điều trị tại nhà không hiệu quả, mọi người có thể gặp bác sĩ da liễu để điều trị thêm.
SOURCES
- D’Souza, P., et al. (2015). Shampoo and conditioners: What a dermatologist should know?
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4458934/ - Johns Hopkins Medicine. (2016). Safe hair care spares hair, Johns Hopkins dermatologists report [Press release].
https://www.hopkinsmedicine.org/news/media/releases/safe_hair_care_spares_hair_johns_hopkins_dermatologists_report - Lourith, N., et al. (2016). Development and clinical evaluation of green tea hair tonic for greasy scalp treatment.
https://www.researchgate.net/profile/Nattaya_Lourith/publication/308149951_Development_and_clinical_evaluation_of_green_tea_hair_tonic_for_greasy_scalp_treatment/links/59788d8d0f7e9b2777281c23/Development-and-clinical-evaluation-of-green-tea-hair-tonic-for-greasy-scalp-treatment.pdf - Oakley, A. (2014). Seborrhoea.
https://dermnetnz.org/topics/seborrhoea/ - Rajput, R. (2015). Understanding hair loss due to air pollution and the approach to management.
https://www.greenmebrasil.com/wp-content/uploads/2019/10/understanding-hair-loss-due-to-air-pollution-and-the-approach-to-management-2167-0951-1000133.pdf - Romańska-Gocka, K., et al. (2016). The possible role of diet in the pathogenesis of adult female acne.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5183780/ - Seborrheic dermatitis. Overview. (n.d.).
https://www.aad.org/public/diseases/a-z/seborrheic-dermatitis-overview - Seborrheic dermatitis. Tips for managing.
https://www.aad.org/public/diseases/a-z/seborrheic-dermatitis-self-care - Tips for healthy hair. (n.d.).
https://www.aad.org/public/everyday-care/hair-scalp-care/hair/healthy-hair-tips