TỔNG QUAN VỀ DA KHÔ
Da khô là gì? Khi da mất quá nhiều nước, nó sẽ trở nên khô ráp.
Làm dịu tình trạng khô da
Để giảm tình trạng da quá khô, hãy thoa kem (cream) hoặc thuốc mỡ (ointment) suốt cả ngày. Kem và thuốc mỡ có xu hướng hiệu quả hơn lotion.
Tự chăm sóc thường xuyên để làm dịu và chữa lành da khô
Khi không khí có độ ẩm thấp, da thường bị khô. Nhiều người sống ở khu vực có độ ẩm thấp dễ bị khô da.
Vào mùa đông, sử dụng điều hòa nhiệt độ hay lò sưởi, độ ẩm của da có thể giảm, khiến da khô và nứt nẻ.
Khi độ ẩm thấp gây khô da, thực hiện một số thay đổi về chăm sóc da có thể làm dịu và chữa lành da khô. Các bác sĩ da liễu khuyên bạn nên dưỡng ẩm cho da. Cream và thuốc mỡ có xu hướng hiệu quả hơn lotion. Khi bạn thoa cream hoặc thuốc mỡ lên da, nó có thể giữ độ ẩm trên da nhiều hơn lotion.
Bạn sẽ tìm thấy quy trình chăm sóc da mà các bác sĩ da liễu khuyên dùng để chữa lành da khô tại: Các mẹo hàng đầu của bác sĩ da liễu để làm giảm khô da
Điều trị khô da có thể cần đến sự trợ giúp của bác sĩ da liễu
Với việc tự chăm sóc bản thân đúng cách, nhiều người có thể chữa lành da khô tại nhà. Khi có hiệu quả, bạn có thể thấy sự cải thiện trong vòng 2 tuần.
Nếu bạn vẫn tiếp tục bị khô da hoặc tình trạng này trở nên tồi tệ hơn, có thể có nguyên nhân nào khác chứ không phải là do không khí khô khiến da bạn bị khô. Da quá khô có thể phát triển do:
- Tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như viêm da dị ứng hoặc bệnh thận
- Một số thuốc bạn đang dùng cũng có thể gây khô da, chẳng hạn thuốc hạ áp, điều trị rối loạn mỡ máu, kháng histamine…
- Tắm hoặc kỳ cọ quá nhiều. Tắm nước nóng quá lâu hoặc chà xát da quá nhiều có thể làm khô da. Tắm nhiều hơn một lần một ngày cũng có thể loại bỏ dầu tự nhiên trên da của bạn cũng có thể dẫn đến tình trạng khô da.
- Xà phòng và chất tẩy rửa mạnh. Nhiều loại xà phòng, chất tẩy rửa và dầu gội đầu có thể lấy đi độ ẩm trên da của bạn vì cơ chế hoạt động của chúng là để loại bỏ dầu
- Tuổi tác cũng có thể là nguyên nhân gây khô da
Bác sĩ da liễu có thể chẩn đoán nguyên nhân gây khô da của bạn. Nếu bạn có một vấn đề ảnh hưởng đến da, chẳng hạn như viêm da dị ứng, bác sĩ da liễu có thể lập một kế hoạch điều trị cho bạn. Điều trị có thể giúp kiểm soát tình trạng da và làm da giảm khô.
Bác sĩ da liễu cũng có thể giúp bạn giảm bớt tình trạng da khô quá mức do các nguyên nhân khác.
Điều trị da khô có lợi cho sức khỏe
Điều trị da khô giúp bạn có thể cảm thấy dễ chịu hơn. Điều trị da khô cũng có thể làm giảm nguy cơ phát triển một tình trạng da bất thường khác.
Một nghiên cứu lớn của Đức cho thấy những người sống với làn da khô, da có thể bị kích ứng hoặc dị ứng.
Những người trên 60 tuổi có làn da rất khô có thể tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da và lở loét khi phải nằm trên giường bệnh trong một khoảng thời gian dài.
Điều trị ung thư có thể là một nguyên nhân gây khô da
Da khô hoặc dày lên có thể là tác dụng phụ của việc điều trị ung thư. Nếu gặp một trong hai triệu chứng này, hãy đến gặp bác sĩ da liễu ngay lập tức. Điều trị từ bác sĩ da liễu có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và các vấn đề khác.
Điều trị hiệu quả cho da khô củng cố lớp ngoài của da, nó có thể:
- Làm cho làn da của bạn cảm thấy thoải mái hơn
- Giảm độ nhạy cảm của da
- Giảm nguy cơ phát triển nhiễm trùng da
- Ngăn ngừa tình trạng da khô trở nên tồi tệ hơn
Khi tình trạng da khô trở nên trầm trọng hơn, nó có thể gây ngứa da và các triệu chứng khác.
References
Augustin M, Wilsmann-Theis D, et al. “Diagnosis and treatment of xerosis cutis – a position paper.” J Dtsch Dermatol Ges. 2019;17 Suppl 7:3-33.
Lueangarun S, Soktepy B, et al. “Efficacy of anti-inflammatory moisturizer vs hydrophilic cream in elderly patients with moderate to severe xerosis: A split site, triple-blinded, randomized, controlled trial.” J Cosmet Dermatol. 2019 Oct 14.
Mekić S, Jacobs LC, et al. “Prevalence and determinants for xerosis cutis in the middle-aged and elderly population: A cross-sectional study.” J Am Acad Dermatol 2019;81:963-9.
Reyes-Habito CM, Roh EK. “Cutaneous reactions to chemotherapeutic drugs and targeted therapy for cancer: Part II. Targeted therapy.” J Am Acad Dermatol 2014;71:217.e1-11.
Terrie YC. “Itchy, scratchy skin: Preventing and managing xerosis.” Pharma Times. Posted Jun. 18, 2013. Last accessed Feb.7, 2020.